Lợi thế lớn nhất khi đặt nhà máy sản xuất thiết bị điện (EE) tại Việt Nam là khả năng tiếp cận nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng gia tăng trong khi nguồn cung nội địa còn hạn hẹp.
Theo quy định Số 48/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ năm 2015-2025, ngành sản xuất thiết bị điện của Việt Nam sẽ phải đầu tư và phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về những thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% nhu cầu về động cơ điện và một số loại máy phát điện thông dụng… Mặt khác, theo Quy hoạch tổng thể phát triển điện quốc gia VII, nhu cầu điện năng ở Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng hằng năm đáng khích lệ là 9% từ nay đến năm 2025 và 8% đến năm 2030.
Kế hoạch này đang tạo ra một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thiết bị điện trong và ngoài nước. Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) công bố năm 2019, nhu cầu tiêu dùng đồ điện gia dụng và thiết bị nhà bếp của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng đến năm 2025. Riêng quy mô thị trường ngành hàng gia dụng Việt ước tính lên đến khoảng 13 đến gần 15 tỷ USD, tăng trưởng hơn 10%/năm…
Tuy nhiên, ngành công nghiệp EE của Việt Nam hiện chỉ tập trung vào các sản phẩm giá trị thấp trong khi những sản phẩm hiện đại, giá trị cao vẫn cần phải nhập khẩu. Những nhà sản xuất Việt Nam vẫn chưa có khả năng sản xuất những sản phẩm cơ bản, cùng lúc đó lại thiếu hụt những nhà sản xuất nước ngoài với khả năng sản xuất tốt hơn.
Do năng lực sản xuất thiết bị điện trong nước hạn chế, Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư dây chuyền sản xuất EE vốn FDI (phân khúc khuyến khích bao gồm máy biến áp cỡ lớn, thiết bị phân phối và truyền tải, thiết bị áp suất, các thiết bị điện khác).
Các nhà sản xuất thiết bị điện trong và ngoài nước tập trung ở các cụm khu công nghiệp chính
Các khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng đã thu hút nhiều nhà sản xuất thiết bị lớn trong và ngoài nước như ABB, GE, Gelex, Lioa, EVN PEC, Vinakip… Trong khi các khu công nghiệp phía Nam ở Long An, Đồng Nai, TP.HCM đã có các nhà sản xuất thiết bị điện như Cadivi, SEE, Thibidi, Taihan, Thipha… Lý do thứ hai khiến đầu tư vào Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với ngành thiết bị điện chính là cơ hội tiếp cận các nhà sản xuất lớn từ Trung Quốc đang rất tích cực đầu tư vào thị trường màu mỡ này tại Việt Nam.
Trong các sự kiện của ngành điện tại Việt Nam gần đầy xuất hiện nhiều thương hiệu EE của Trung Quốc như: Sichuang Electric, Lijie Electric, Dingrun Electric, Weiwang Technology…
Nguồn: Asia Development Bank; ASEAN; SEA Energy Outlook 2015; Lit research; BCG analysis
Lý do thứ 3, các nhà máy EE tại Việt Nam có thể tiết kiệm chi phí logistic (tận dụng tối đa lợi thế logistic từ TP.HCM đến thị trường Đông Nam Á). Cũng cần biết rằng, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khu vực này sẽ cần khoảng 1,2 ngàn tỷ USD đầu tư từ nay đến năm 2040 để hiện đại hóa và mở rộng lưới điện. Cụ thể, các nhà máy tại Việt Nam có thể tiết kiệm 15 – 20% chi phí so với sản xuất và xuất khẩu ở Trung Quốc vì một số thiết bị điện như máy biến áp lớn và tụ điện nặng hơn 100 tấn.